K hóa trị mấy? Tính chất và ứng dụng của Kali trong cuộc sống
Tìm hiểu nguyên tử K hóa trị mấy thông qua những thông tin được banghoatri.org cập nhật chi tiết. Kali là một kim loại kiềm có màu trắng bạc, có thể dễ dàng cắt bằng dao và dễ bị oxi hóa trong không khí. Nắm được hóa trị và tính chất của nguyên tử này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học môn Hoá.
K hóa trị mấy?
K có hóa trị I.
Bạn đang xem: K hóa trị mấy? Tính chất và ứng dụng của Kali trong cuộc sống
Muốn biết Kali hóa trị mấy, bạn cần xét đến cấu hình electron của nguyên tử này. Cấu hình e cụ thể như sau: 1s22s22p63s23p64s1. Dựa theo cấu hình, ta có thể thấy lớp electron là 1e.
Điều này chứng minh Kali thường có xu hướng nhường 1 e ở lớp ngoài cùng để tạo thành cấu hình của khí hiếm. Do đó, Kali có hóa trị là I. Ngoài ra, trong hợp chất, K thường tồn tại dưới dạng ion K+ mang điện tích dương.
Một số thông tin về nguyên tử Kali:
- Tên gọi là Kalium và tên tiếng Anh là Potassium.
- Kí hiệu hóa học: K.
- Số hiệu nguyên tử: Z = 19, thuộc chu kì 4 nhóm IA.
- Khối lượng nguyên tử khối: 39 g/mol.
- Độ âm điện: 0,82.
- Nhiệt độ nóng chảy lên đến 63,51oC và sôi ở nhiệt độ là 760oC.
- Các đồng vị tự nhiên: 39K, 40K và 41K. Trong đó, 39K là đồng vị phổ biến nhất (chiếm 93,3% tổng số K tự nhiên).
Tính chất vật lý của Kali
Kim loại Kali có các tính chất vật lý bao gồm:
- K là kim loại nhẹ, đứng sau nguyên tố Lithium (Liti).
- K ở trạng thái chất rắn, mềm nên có thể dễ dàng cắt bằng dao.
- K có màu trắng bạc và rất dễ bị oxy hóa nhanh chóng trong môi trường không khí. Do đó, các chuyên gia thường bảo quản chúng trong dầu mỏ hoặc dầu lửa.
- Khi đốt cháy hợp chất Kali sẽ thấy ngọn lửa màu tím xuất hiện. Đây cũng là cách để nhận biết nguyên tử này.
Tính chất hóa học của Kali
Xem thêm : Niken hóa trị mấy? Tính chất và ứng dụng Ni
Kali là kim có tính khử mạnh khi dễ dàng nhường 1 electron: K → K+ + 1e. Ngoài ra, kim loại này có thể tác dụng được với phi kim, axit, nước và Hidro. Tính chất hóa học của chúng xảy ra như sau:
Tác dụng với phi kim
Kali có thể tác dụng với các phi kim như oxi và clo,… ở điều kiện nhiệt độ. Khi đốt cháy Kali trong không khí sẽ xuất hiện ngọn lửa màu tím đặc trưng. Phương trình phản ứng hóa học được viết cụ thể:
- 4K + O2 → 2K2O (Điều kiện: nhiệt độ)
- 2K + Cl2 → 2KCl (Điều kiện: nhiệt độ)
Tác dụng với axit
Kali khi tác dụng với các dung dịch axit, nó có thể dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch. Từ đó, hình thành muối Kali và giải phóng khí Hidro. Phương trình hóa học minh họa như sau:
- 2K + 2HCl → 2KCl + H2
- K + H2SO4 (loãng) → K2SO4 + H2
Tác dụng với nước
Kali là kim loại tác dụng mạnh mẽ với nước. Nó có thể tự bùng cháy, tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí Hidro. Bạn có thể theo dõi phương trình phản ứng sau:
- 2K + 2H2O → 2KOH + H2
Tác dụng với Hidro
Ở áp suất lớn và nhiệt độ từ 350 – 400oC, Kali có thể tác dụng với khí Hidro tạo thành Kali hidrua. Phương trình hóa học xảy ra:
- 2K (lỏng) + H2 (khí) → 2KH (rắn)
Cách điều chế Kali
Các chuyên gia điều chế Kali bằng cách điện phân nóng chảy muối Kali clorua (KCl). Phương trình hóa học xảy ra như sau:
- 2KCl → 2K + Cl2 (Điều kiện: điện phân nóng chảy).
Xem thêm : Cr hóa trị mấy? Đặc điểm vật lý, hóa học và cách điều chế Crom
Ngoài ra, để điều chế Kali nguyên chất, chuyên gia sử dụng công nghệ Griesheim để tạo ra phản ứng giữa Kali fluoride với Calcium carbide. Phản ứng hóa học bao gồm:
- 2KF + CaC2 → 2K + CaF2 + 2C
Tiếp theo đó, chuyên gia sử dụng phương pháp điện phân Kali hiđroxit (KOH) để điều chế Kali nguyên chất. Phản ứng hóa học bao gồm:
- 4KOH → 4K + O2 + 2H2O (Điều kiện: điện phân nóng chảy).
Ứng dụng của Kali trong cuộc sống
Kali là nguyên tố vi lượng được ứng dụng trong đời sống, sức khỏe và công nghiệp hiện nay. Cụ thể như sau:
Kali đối với sức khỏe con người
Kali là một chất điện giải giúp hỗ trợ nhiều chức năng cần thiết của cơ thể con người:
- K có khả năng duy trì cân bằng chất khoáng và nước trong cơ thể, giúp cân bằng các chất điện giải trong tế bào.
- K đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng co giãn của cơ bắp, đồng đảm bảo mọi hoạt động của hệ thần kinh.
- K trong cơ thể có khả năng giảm cao huyết áp, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, sỏi thận và loãng xương ở người lớn.
Kali trong sản xuất công nghiệp
Trong các ngành sản xuất công nghiệp, Kali có thể được ứng dụng rất nhiều bao gồm:
- K được sử dụng trong sản xuất phân bón hóa học như Kali clorua, Kali cacbonat, Kali sulfat, phân bón kali trắng, phân bón Kali nguyên chất,…
- Kali nitrat (KNO3) được sử dụng để làm thuốc súng.
- Kali cacbonat (K2CO3) được sử dụng trong quá trình sản xuất thủy tinh. Thủy tinh khi được xử lý thông qua Kali lỏng có độ bền cao hơn những loại thủy tinh thông thường.
- Hợp kim của Kali với Natri (NaK) được sử dụng như là chất truyền nhiệt trung gian.
- K là thành phần cần thiết cho sự phát triển của cây trồng và được tìm thấy nhiều trong các loại đất.
- Trong xử lý nước thải, K là chất vi lượng, cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh và vi khuẩn.
Kết luận
K hóa trị mấy kèm theo thông tin về nguyên tử này đã được cập nhật trong bài viết. Tham khảo thêm nội dung trong bài viết có thể giúp bạn trong việc học tập và nghiên cứu.
Nguồn: https://thoitiet4m.online
Danh mục: Hóa trị nguyên tử