Oxi hóa trị mấy? Cách xác định số oxi hóa của nguyên tố hóa học
Tìm hiểu Oxi hóa trị mấy và những tính chất cơ bản của nguyên tố này trong bài viết. banghoatri.org cập nhật nhiều kiến thức bổ ích cho bạn tham khảo. Nhờ những nội dung này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và có thể đạt điểm cao trong môn học.
Oxi hóa trị mấy?
Oxi có hóa trị II.
Bạn đang xem: Oxi hóa trị mấy? Cách xác định số oxi hóa của nguyên tố hóa học
Oxi hay được gọi là dưỡng khí. Đây là một nguyên tố hóa học có ký hiệu O nằm trong bảng tuần hoàn hóa học. O thuộc nhóm chalcogen, là một nhóm gồm các nguyên tố phi kim.
Oxi là một nguyên tố hoá học phổ biến nhất trên Trái Đất. Nguyên tố này chiếm 20% thể tích không khí và khoảng 50% khối lượng vỏ của Trái Đất. Ngoài ra, O còn chiếm 60% khối lượng của cơ thể con người. Oxi là nguyên tố phong phú thứ ba trong vũ trụ tính theo khối lượng sau Hidro và Heli.
Muốn xác định được O hóa trị mấy, ta cần xét đến cấu trúc electron của nguyên tố này. Cấu hình electron của nguyên tử được thể hiện là 1s22s22p4 hay được viết gọn lại là [He] 2s22p4.
Dựa theo cấu hình electron, ta có thể nhận thấy Oxi gồm có 6 electron lớp ngoài cùng. Như vậy, nó có xu hướng nhận thêm 2 electron để đạt được cấu hình của khí hiếm (O + 2e → O2-). Do đó, hóa trị của Oxi là II.
Xem thêm : I hóa trị mấy? Tính chất vật lý, hóa học và điều chế Iot
Một số thông tin về Oxi:
- Nguyên tử khối: 16
- Số hiệu nguyên tử: Z = 8
- O thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA
- Độ âm điện: 3.44
- Số oxi hóa: -2
- Đồng vị: 16O, 17O, 18O
Tính chất vật lý của Oxi
Những tính chất vật lý của Oxi bao gồm:
- Trong điều kiện thường, Oxi tồn tại ở dạng chất khí không màu, không mùi và không vị. O có khối lượng nặng hơn không khí.
- Oxi ít tan trong nước và có thể hóa lỏng ở nhiệt độ -183°C. Khi hóa lỏng, phân tử này sẽ có màu xanh nhạt.
- Oxi trong tự nhiên được tạo ra thông qua quá trình quang hợp của thực vật.
Tính chất hóa học của Oxi
Oxi là một nguyên tố phi kim hoạt động mạnh nên nguyên tố hóa học này có phản ứng nổi bật là sự cháy. Một số phản ứng nổi bật thể hiện tính chất hóa học của nguyên tố này bao gồm:
Tác dụng với kim loại
Ở điều kiện nhiệt độ, Oxi có thể tác dụng với hầu hết kim loại để tạo thành Oxit kim loại. Phản ứng hóa học minh họa:
- 4Al + 3O2 → 2Al2O3
- 2Ca + O2 → 2CaO
Tác dụng với phi kim
Tùy theo điều kiện xảy ra, Oxi có thể tác dụng với nhiều hợp chất phi kim khác nhau nhưng ngoại trừ nhóm halogen. Phương trình phản ứng hóa học ví dụ:
- S + O2 → SO2 (Điều kiện: nhiệt độ)
- N + O2 → NO2 (Điều kiện: nhiệt độ)
Khi Oxi tác dụng với H2 nổ mạnh theo tỉ lệ 2:1 số mol sẽ tạo ra nước:
- 4H2 + O2 → 2H2O
Tác dụng với hợp chất
Xem thêm : Al hóa trị mấy? Tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của Nhôm
Oxi có thể tác dụng với hợp chất có tính khử và hợp chất vô cơ. Phương trình phản ứng xảy ra như sau:
- 2SO2 + O2 → 2SO3
- C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
Cách điều chế Oxi
Oxi có thể được điều chế theo hai cách bao gồm trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Những cách điều chế Oxi xảy ra cụ thể như sau:
Điều chế O trong phòng thí nghiệm
Oxi trong phòng thí nghiệm sẽ được điều chế thông qua phương pháp nhiệt phân các chất giàu oxi như KMnO4, KClO3. Phương trình phản ứng điều chế:
- 2KMnO4 →K2MnO4 + MnO2 + O2
- 2KClO3 → 2KCl + 3O2
Điều chế O trong công nghiệp
Trong công nghiệp, Oxi được điều chế trực tiếp thông qua không khí thông qua quá trình chưng cất phân đoạn. Ngoài ra, ta cũng có thể điều chế nguyên tử bằng phương pháp điện phân nước ra Oxi.
Ứng dụng của Oxi trong cuộc sống
Oxi tồn tại nhiều trên Trái Đất do đó nguyên tố này có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong cuộc sống. Một số ứng dụng nổi bật bao gồm:
- Oxi giúp duy trì sự sống cho các loài sinh vật, giúp cân bằng và bảo vệ hệ sinh thái môi trường.
- Oxi được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế để điều chế bình dưỡng khí và. khử trùng
- Trong ngành công nghiệp luyện kim khí oxi được sử dụng để hàn và cắt kim loại bằng phương pháp oxi-axetylen.
- Trong ngành công nghiệp vũ trụ, oxi được dùng để làm nhiên liệu cho động cơ đẩy tên lửa.
- Oxi còn được sử dụng nhiều trong các nhà máy xử lý nước thải thông qua quá trình Nitrification: NH4+ + 1.5 O2 → NO2- + 2H+ + H2O. Quá trình này giúp chuyển đổi amoni thành nitrit và từ nitrit thành nitrat (NO3).
Kết luận
Oxi hóa trị mấy và tính chất của nguyên tố hóa học này đã được giải đáp chi tiết trong bài viết. Hy vọng với những thông tin được cập nhật trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm tài liệu tham khảo bổ ích. Điều này giúp bạn nâng cao kiến thức của môn học này một cách hiệu quả.
Nguồn: https://thoitiet4m.online
Danh mục: Hóa trị nguyên tử