Dãy hoạt động hóa học của kim loại | Tính chất & mẹo nhớ nhanh
Dãy hoạt động hóa học của kim loại là kiến thức cơ bản, đòi hỏi người học hóa phải nắm rõ.
Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?
Dãy hoạt động hóa học của kim loại là thứ tự gồm: K – Ba – Ca – Mg – Al – Zn – Cr – Fe – Ni – Sn – Pb – (H) – Cu – Hg – Ag – Pt – Au. Thứ tự kim loại đã được sắp xếp theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần.
Bạn đang xem: Dãy hoạt động hóa học của kim loại | Tính chất & mẹo nhớ nhanh
Phân nhóm dãy hoạt động hóa học:
- Mạnh, tan trong nước: K, Ba, Ca, Na.
- Trung bình, không tan trong nước: Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb.
- Yếu và chắc chắn không tan trong nước: Hg, Ag, Cu, Pt, Au.
Tính chất của dãy hoạt động hóa học kim loại
Tính chất dãy hoạt động hóa học căn cứ mức hoạt động giảm dần từ trái sang phải, vị trí kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
Mức độ hoạt động của kim loại
Au là kim loại hoạt động kém nhất, K là kim loại hoạt động mạnh nhất, với cách phân loại:
- Kim loại mạnh nhất: Li, K, Ba, Ca, Na.
- Mức trung bình: Cr, Fe, Ni, Sn, Mn, Zn, Pb.
- Kim loại yếu: Hg, Pt, Au, Cu, Ag.
Đứng trước Mg phản ứng với nước ở nhiệt độ thường
Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường với K, Ba, Ca, Na. Những kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au.
Những kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường đứng trước Mg có phương trình phản ứng gồm:
- 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2.
- Ba + 2H2O -> Ba(OH)2 + H2.
Nhóm các kim loại không bị tan trong nước ở vị trí Mg trở về sau
Những kim loại nằm ở vị trí Mg trở về sau đẩy kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối. Ví dụ về phương trình hóa học của Fe và CuSO4: Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu.
Xem thêm : Nguyên tố hóa học là gì? Phân loại và ký hiệu chi tiết
Bạn cũng có thể tham khảo một ví dụ minh họa khác khi Cu đẩy Ag ra khỏi dung dịch muối AgNO3: Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag.
Kim loại tác dụng với muối
Kim loại hợp chất đứng sau kim loại đơn chất, từ Mg trở về sau là kim loại đơn chất (Mg, Al, Zn,…). Ví dụ, muối của Fe và Zn phản ứng với nhau thể hiện qua phương trình hóa học: Mg + FeCl2 -> MgCl2 + Fe.
Mẹo ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại
Để nhớ nhanh bảng kim loại, có một cách nhớ đơn giản qua câu ngắn:
- Cách 1: Khi (K) bà (Ba) con (Ca) nào (Na) may (Mg) áo (Ag) Giáp (Zn) sắt (Fe) nhớ (Ni) sang (Sn) phố (Pb) hỏi (H) cửa (Cu) hàng (Hg) á (Ag) phi (Pt) âu (Au).
- Cách 2: Khi (K) cần (Ca) Na (Na) may (Mg) áo (Al) giáp (Zn) sắt (Fe) nhớ (Ni) sang (Sn) phố (Pb) hỏi (H) cửa (Cu) hàng (Hg) Á (Ag) Phi (Pt) âu (Au).
Bài tập đơn giản
Để hiểu rõ và nhớ lâu hoạt động của dãy kim loại, bạn có thể tìm hiểu một số bài tập. Mỗi vấn đề được đặt ra đều củng cố cho khả năng ghi nhớ.
1. 5 dãy kim loại được nhắc đến, dãy nào sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
- Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn
- Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
- K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe
- Mg, K, Cu, Al, Fe
- Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe
Đáp án: b.
Lời giải: Dãy hoạt động hóa học kim loại mức độ giảm dần từ trái sang phải đầy đủ là: K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au. Đề bài yêu cầu thứ tự tăng dần chỉ cần đảo chiều, xét kim loại từ phải sang trái.
2. Cho ZnSO4 lẫn tạp chất CuSO4, dùng kim loại nào để loại bỏ tạp chất và làm sạch dung dịch?
Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn
-
Zn
- Mg
- Cu
- Fe
Đáp án: a.
Lời giải: Theo lý thuyết, kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối. Zn, Fe và Mg đẩy Cu ra CuSO4 được. Mục đích chính đề bài đưa ra là làm sạch dung dịch ZnSO4 nên cần lựa chọn Zn.
3. Nêu hiện tượng quan sát được kèm phương trình phản ứng trong các trường hợp.
- Kẽm vào dung dịch (dd) đồng clorua.
- Đồng vào dd bạc nitrat.
- Cho nhôm vào dd đồng clorua.
- Cho kẽm vào dd magie clorua.
Xem thêm : Tính chất hóa học của axit | Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày
Giải chi tiết:
- Cho kẽm vào dung dịch đồng clorua: Kẽm tan dần, dung dịch mất màu xanh, xuất hiện chất rắn đỏ bám trên bề mặt kẽm.
Zn + CuCl2 -> ZnCl2 + Cu.
- Đồng vào dung dịch bạc nitrat: Đồng tan dần, có chất rắn trắng trên bề mặt đồng, dung dịch chuyển dần thành xanh lam.
Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag.
- Cho nhôm vào dung dịch đồng clorua: Nhôm tan dần, dung dịch đồng clorua mất dần màu xanh, chất rắn đỏ bám vào bề mặt nhôm: 2Al + 3CuCl2 -> 2AlCl3 + 3Cu.
- Cho kẽm vào dung dịch magie clorua: Không có phản ứng nào xảy ra.
4. Cho 10.5g hỗn hợp kim loại đồng và kẽm vào H2SO4 loãng dư thu được 2.25l khí (Đktc), giải các yêu cầu được đưa ra.
- Viết phương trình phản ứng khi đưa đồng, kẽm vào H2SO4.
- Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch phản ứng.
Lời giải:
- Phản ứng hóa học: Zn + H2SO4 -> ZnSO4 + H2O. Đồng và kẽm vào dung dịch H2O4 chỉ có kẽm phản ứng.
- Số mol Hidro: N(H2) = V/22.4 = 2.24/22.4 = 0.1 (mol).
Ta có: n(Zn) = n(H2) = 0.1 mol.
Khối lượng kẽm phản ứng: m(Zn) = n.M = 0.1 x 65 = 6.5g.
Khối lượng đồng còn lại: m (Cu) = m(hỗn hợp) – m(Zn) = 10.5 – 6.5 = 4g.
Lời kết
Nghiên cứu dãy hoạt động hóa học của kim loại quan trọng, ảnh hưởng khi xác định phản ứng hóa học. Dùng một số mẹo hay giúp bạn có thể xác định chính xác độ mạnh yếu của kim loại dễ dàng.
Nguồn: https://thoitiet4m.online
Danh mục: Tin tức