Cr hóa trị mấy? Đặc điểm vật lý, hóa học và cách điều chế Crom
Tìm hiểu Cr hóa trị mấy được nhiều người quan tâm vì đây là nguyên tố quen thuộc của bộ môn hóa học. Để hiểu hơn về chất này, bạn có thể xét thêm tính chất vật lý và hóa học cụ thể.
Crom hóa trị mấy?
Crom hóa trị II và III, chất này còn có một số đặc điểm khác gồm:
Bạn đang xem: Cr hóa trị mấy? Đặc điểm vật lý, hóa học và cách điều chế Crom
- Vị trí bảng tuần hoàn: Ô 24
- Nhóm VIB, chu kỳ 4
- Khối lượng nguyên tử: 52g/mol
- Đồng vị của Crom: 40Cr, 51Cr, 52Cr, 53Cr, 54Cr
- Độ âm điện: 1.66
- Số oxi hóa: +1 đến +6 (phổ biến nhất là +2, +3, +6).
Tổng hợp các hợp chất quan trọng của Cr:
Hợp chất Crom | Chi tiết |
Crom (III) | Crom (III) oxit – Cr2O3
Crom (III) Hidroxit – Cr(OH)3 |
Crom (VI) | Crom (VI) Oxit – CrO3
Muối Crom (VI) – CrO42-, Cr2O72- |
Tính chất vật lý của Crom
Crom là kim loại có màu trắng và hơi ánh bạc, với khối lượng riêng là D = 7.2 gam/cm3. Chất này sẽ nóng chảy ở mức nhiệt được nung lên ở nhiệt độ khoảng 1890 độ C.
Độ cứng của kim loại này có thể rách đứt hoặc cắt được cả thủy tinh. Chất này tồn tại nhiều trong vỏ trái đất, là nguyên tố phổ biến đứng thứ 21. Crom có nồng độ trung bình là 100pm, hợp chất được tìm thấy trong môi trường khi có có bào mòn đá chứa Crom và có thể được cung cấp từ núi lửa. Chất này được tạo ra dưới dạng quặng Cromit (FeCr2O4).
Tính chất hóa học của Crom
Về tính chất hóa học, chất này có tính khử mạnh hơn so với sắt. Crom có thể tạo nên các hợp chất mà số oxi hóa trong hợp chất là +1 đến +6. Chi tiết về phản ứng hóa học thể hiện theo bảng:
Tính chất hóa học | Đặc điểm |
Tác dụng với phi kim | Ở nhiệt độ thường, Cr tác dụng với Flo.
Xem thêm : Oxi hóa trị mấy? Cách xác định số oxi hóa của nguyên tố hóa học Ở nhiệt độ cao, Cr tác dụng với Lưu huỳnh, Oxi, Clo. Xem thêm : C hóa trị mấy? Tính chất vật lý, hóa học và cách điều chế Carbon Phương trình phản ứng: Cr + 2F2 → CrF4 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3 (điều kiện nhiệt độ) 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3 (điều kiện nhiệt độ) 2Cr + 3S → Cr2S3 (điều kiện nhiệt độ) |
Tác dụng với axit | Ngoài Crom có màng oxit bảo vệ, không tan ngay trong dung dung dịch loãng, nguội của axit H2SO4 hoặc HCl.
Ở điều kiện nhiệt độ cao, màng oxit tan ra, Cr tác dụng với axit để giải phóng Hidro, tạo muối Crom II. Lưu ý: Crom không tác dụng với H2SO4, HNO4 đặc, nguội do bị thụ động hóa. Xem thêm : C hóa trị mấy? Tính chất vật lý, hóa học và cách điều chế Carbon Phương trình phản ứng: Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2 |
Tác dụng với nước | Hoạt động hóa học kém hơn so với kẽm, mạnh hơn sắt.
Crom bền với nước, không khí vì bên ngoài có màng Oxit mỏng, không tác dụng với nước. Chất này thường được dùng để mẹ lên sắt để bảo vệ, chống gỉ. |
Cách điều chế Crom
Crom đơn chất vô cùng hiếm gặp trong tự nhiên, chủ yếu tồn tại trong hợp chất quặng Cromit Sắt FeO.Cr2O3. Oxit Crom (Cr2O3) được tách ra từ quặng, sau đó điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm.
Phương trình hóa học thể hiện quy trình điều chế Cr:
Cr2O3 + 2Al → 2Cr + Al2O3.
Ứng dụng của Crom trong cuộc sống
Crom là chất có khả năng chống ăn mòn vượt trội, do đó mang đến tính ứng dụng cao. Một số ngành, lĩnh vực sử dụng chất này gồm:
- Ngành luyện kim: Sử dụng để tạo thép không gỉ, mạ bên ngoài sản phẩm kim loại nhằm chống gỉ.
- Ngành nhuộm: Crom, muối Crom thường dùng để nhuộm, tạo màu cho thủy tinh. Màu xanh được tạo ra gần giống màu ngọc lục bảo. Dùng Cr tạo màu đỏ giống hồng ngọc nên rất được ưa chuộng.
- Sản xuất bột màu: Chì Cromat (PbCrO4) có dạng bột màu vàng, thường dùng trong hooij họa.
- Lĩnh vực y tế: Sử dụng Crom (III) để điều chế thuốc hỗ trợ giảm cân, bệnh tiểu đường mãn tĩnh.
- Một số ngành khác: Ứng dụng làm da thuộc, thiết bị khoan cắt ngành xây dựng. Một số hợp chất có chứa ion Crom (III) chính là đá ruby hoặc đá sapphire. Crom (VI) hoá trị 6 chứa độc tố, có thể dùng để bảo quản gỗ.
Lời kết
Tìm hiểu Cr hóa trị mấy, cùng những tính chất vật lý và hóa học chi tiết giúp hiểu rõ hơn nguyên tố này. Đây là thành phần quan trọng để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, hỗ trợ không ít trong đời sống con người.
Nguồn: https://thoitiet4m.online
Danh mục: Hóa trị nguyên tử