S trong SO2 hóa trị mấy? Cách điều chế và những nơi xuất hiện chất SO2
Nghiên cứu SO2 hóa trị mấy và cập nhật một số đặc điểm đặc trưng của chất này. Xác định rõ SO2 có ở đâu, những cách điều chế hợp chất thường được ứng dụng nhất.
S trong SO2 hóa trị mấy?
S trong SO2 có hóa trị 4.
Bạn đang xem: S trong SO2 hóa trị mấy? Cách điều chế và những nơi xuất hiện chất SO2
Trong hợp chất SO2, gọi hóa trị của S là x, của O là II. Khi đó, quy tắc hóa trị có 1.x = 2.II => x = IV.
SO2 là gì?
SO2 là hợp chất hóa học ứng dụng phổ biến trong công nghiệp, nhưng có thể gây hại đến hệ sinh thái, sức khỏe con người, với nhiều cách gọi:
- Lưu huỳnh dioxit
- Sulfur dioxit
- Lưu huỳnh oxit.
Tính chất vật lý của SO2
Xem thêm : CO2 hóa trị mấy? Ứng dụng của carbon dioxide
Khí này không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, có tính độc và tan được trong nước. Một số đặc điểm cơ bản khác gồm:
- Điểm nóng: -72 độ C
- Điểm sôi: -10 độ C
- Có khả năng vẩn đục nước sôi
- Làm mất màu dung dịch Brom, màu cánh hoa hồng.
Tính chất hóa học SO2
Bên cạnh xác định SO2 hóa trị bao nhiêu, tìm hiểu hợp chất này cũng cần nắm rõ tính chất hóa học. Một số điểm đặc trưng của SO2 trong các phản ứng hóa học gồm:
- Tác dụng với nước, dung dịch Bazơ tạo thành 2 muối (Sunfit và Hiđrosunfit).
- Tác dụng với oxit bazơ tạo muối.
- Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
Ứng dụng SO2
Hợp chất này hiện được ứng dụng trong cuộc sống khá phổ biến:
- Đóng vai trò làm chất trung gian khi sản xuất axit sunfuric.
- Nguyên liệu tẩy trắng, bột, dung dịch đường,…
- Bảo quản trái cây khô, mứt, hoa quả sấy để chống lại các tác động của vi khuẩn. Dùng chất này bảo quản cũng có công dụng duy trì màu sắc, kéo dài thời gian, ngăn thối rữa.
- Xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt đô thị, xử lý nước có Clo.
- Chất làm lạnh có thể cô động nhanh và nhiệt độ bốc hơi cao.
- Dùng để sản xuất H2SO4.
- Tẩy trắng: Giấy, bột giấy, dung dịch đường.
- Kháng khuẩn, chống oxi hóa khi sản xuất rượu vang.
SO2 có ở đâu?
SO2 được tạo ra sau khi đốt cháy Lưu huỳnh. Chất này sẽ được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (Than), dầu, nấu chảy quặng nhôm, kẽm, chì. Do đó, mỗi đợt phun dung nham núi lửa đều giải phóng lượng lớn hợp chất lưu huỳnh đioxit.
Xem thêm : NO3 hóa trị mấy? Nhận biết và cách điều chế thường dùng
Ngoài ra, SO2 còn xuất hiện trong khói thuốc lá, khí thải nhà máy, khí thải phương tiện giao thông, hệ thống vận hành lò sưởi,… Hợp chất và các oxit lưu huỳnh khác khi phản ứng một số chất trong khí quyển có thể tạo ra những hạt mịn giảm tầm nhìn.
Mặc dù được ứng dụng nhiều trong đời sống, nhưng sự xuất hiện của chất này gây ra không ít mối nguy hại:
- Ô nhiễm không khí, là thành phần chất gây ra mưa axit ăn mòn công trình, gây hư hại cây cối, hoa màu.
- Ở nồng độ quá cao có thẻ làm hỏng lá, ngăn sự phát triển của cây.
- Gây khó thở, nóng rát mũi, tác nhân gây ra viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt.
- Kết hợp với hạt H2SO4 li ti có khả năng xâm nhập và gây hại cho phổi vào hệ thống bạch huyết.
- Gây ra nhiều phản ứng hóa học dự trữ kiềm, gây rối loạn chuyển hóa đường, protein, thiếu vitamin B, C, tạo methemoglobin để đưa Fe2+ sang Fe3+ gây tắc mạch máu, giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu.
Cách điều chế SO2
SO2 được sinh ra nhiều nhất trong núi lửa phun trào, mỗi đợt có thể giải phóng hàng triệu tấn hợp chất này. Cách điều chế cũng khá đa dạng gồm:
- Phòng thí nghiệm: Na2SO3 + H2SO4 -> Na2SO4 + H2O + SO2.
- Công nghiệp (Đốt lưu huỳnh hoặc đốt pirit sắt): S + O2 (to) -> SO2 hoặc FeS2 + 11O2 –> 2Fe2O3 + 8SO2.
Lời kết
Giải đáp SO2 hóa trị mấy và các đặc điểm vật lý hóa học làm rõ hơn chất này là gì và có ưu, nhược điểm thế nào. Mặc dù được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, nhưng nếu không kiểm soát, chất này vẫn có thể gây nhiều thiệt hại cho sinh hoạt và sức khỏe con người.
Nguồn: https://thoitiet4m.online
Danh mục: Hóa trị phân tử